Theo tờ The Guardian, số tiền mà Thụy Sĩ vừa công bố đóng băng cao hơn nhiều so với con số mà Ban thư ký nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) của nước này công bố hồi tháng 7. Phát biểu với báo giới, người phụ trách các quan hệ kinh tế song phương thuộc SECO, ông Erwin Bollinger nhấn mạnh rằng các tài sản của Nga bị đóng băng là biện pháp phòng ngừa và có thể được trả lại sau khi được làm rõ.
Thụy Sĩ là một điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có và là nơi cất giữ tài sản của họ. Tuy nhiên, hiện các ngân hàng của nước này bị cấm nhận tiền gửi của công dân Nga hoặc các cá nhân, tổ chức tại Nga ở mức trên 10.000 Franc Thụy Sĩ.
Có thể bạn quan tâm: » Nga đẩy mạnh tấn công ở nhiều khu vực, NATO cam kết viện trợ vũ khí cho Ukraine
Chính phủ Thuỵ Sĩ đã đứng về phía Liên minh châu Âu (EU) trong việc trừng phạt Nga vì tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Nga – Ukraine trao đổi 50 tù binh chiến tranh

Theo kế hoạch, hôm nay (1/12), Nga và Ukraine tiến hành thêm một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh. Quan chức do Nga bổ nhiệm ở Donetsk, ông Denis Pushilin nói, hai nước sẽ trao đổi 50 tù binh.
Trước đó, ngày 26/11, Kiev và Moscow đã tiến hành trao đổi tù binh, mỗi bên 50 người. Theo hãng tin Reuters, kể từ khi cuộc xung đột giữa hai nước diễn ra cho tới giờ, Nga và Ukraine đã trao đổi hơn 1.000 tù binh chiến tranh.
Ukraine kêu gọi EU trừng phạt bổ sung với Nga
Có thể bạn quan tâm: » Hình ảnh kíp lái xe tăng Nga may mắn thoát đòn tử thần của tên lửa Mỹ
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi EU đưa ngành công nghiệp tên lửa của Nga vào gói trừng phạt tiếp theo. Ông Kuleba cho biết, ngành công nghiệp tên lửa đã góp phần vào các nỗ lực tiến hành chiến dịch quân sự của Nga, gồm cả những nỗ lực nhằm vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine.
Sau cuộc gặp với người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell ở Ba Lan, ông Kuleba viết trên Twitter rằng: “Tôi cảm ơn EU vì đã tiếp tục hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine và tôi đã nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt tiếp theo của EU nên bao gồm những biện pháp nhằm vào ngành tên lửa của Nga”.
Các diễn biến đáng chú ý khác
– Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay cho biết, phương Tây đã có một cơ hội thực sự để tránh cho xung đột xảy ra ở Ukraine, nhưng họ đã chọn từ chối các đề xuất của Nga về việc dừng sự mở rộng của NATO và đồng ý về quy chế đặc biệt cho Kiev. Quan chức này cũng cảnh báo bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, ngay cả khi bắt đầu bằng vũ khí thông thường, đều có khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Vì vậy, cần phải tránh kịch bản này bằng mọi giá.
Có thể bạn quan tâm: » Xem máy bay không người lái hạ xe phòng không ‘ong bắp cày’ ở Ukraine
– Anh vừa công bố đợt trừng phạt mới với 22 người Nga, gồm cả những người mà Bộ Ngoại giao nước này cho rằng có liên quan tới việc tuyển mộ tội phạm để tham gia chiến đấu ở Ukraine.

Xem thêm tại Youtube Nga và Ukraine còn cách đàm phán bao xa ? | Bình luận quốc tế | FBNC
Nga và Ukraine còn cách đàm phán bao xa? | Bình luận quốc tế
Tuần trước, các quan chức Nga và Ukraine đều đã đưa ra một số tuyên bố cho rằng họ luôn sẵn sàng tham gia đối thoại, và bên này đổ lỗi lý do trì hoãn cho phía bên kia . Tuy nhiên đến nay, khi xung đột đã bước sang tháng thứ 10, các chuyên gia cảnh báo, một cuộc đàm phán vẫn là viễn cảnh xa vời so với thực tế trên chiến trường. Hiện tại, Nga và Ukraine đã chính thức bước vào “trận chiến mùa đông” và đây sẽ là thời điểm quyết định các tính toán chiến lược của cả hai bên. Như vậy, một cuộc đàm phán hòa bình hay ít nhất là một thỏa thuận ngừng bắn còn phải chờ đến khi nào nữa? Chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề này với Tiến sĩ Nguyễn Đăng Khoa – Trưởng ngành Quan hệ quốc tế – Đại học Công nghệ TPHCM (Hutech).
1) Như chúng ta đã biết, ngay khi bước vào mùa đông, chiến lược của Nga đã khá rõ ràng, đó là tấn công vào các cơ sở quân sự và hạ tầng quan trọng của Ukraine, nhằm cắt đứt nguồn điện và các tiện ích cơ bản khác. Phía Nga cũng không ngại tuyên bố rằng họ làm vậy để buộc chính phủ Ukraine, nếu muốn cho người dân không phải tiếp tục chịu đựng, thì phải nhượng bộ để ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, một vài ý kiến khác lại cho rằng Ukraine sẽ tìm cách đạt được nhiều lợi ích hơn trên chiến trường trước khi đối thoại bằng lời. Theo phân tích của anh thì sao?
2) Tại hội nghị G20, Tổng thống Zelenskiy đã công bố một “Công thức hòa bình” gồm 10 điểm rất rõ ràng. Đây cũng chính là những điều kiện mà ông sẽ mang lên bàn đàm phán. Vấn đề là ở phía Nga lại chưa đưa ra một đề xuất mới nào. Các chuyên gia ở viện Brookings cho rằng, các điều kiện của Nga đến thời điểm này (nếu được công bố), cũng sẽ khó khăn hơn so với trước đây, cho dù quân đội của họ chịu nhiều tổn thất hơn ở chiến trường. Như vậy thì có vẻ như hai bên đang cách nhau càng ngày càng xa, làm sao đi được đến đồng thuận đây?
3) Giả sử hai bên có thể ngồi được vào bàn đàm phán, theo nghiên cứu của anh, đâu sẽ là những điểm mà Ukraine hoặc Nga có thể nhượng bộ?
4) Bàn đến khả năng một thỏa thuận ngừng bắn, các chuyên gia quân sự cho rằng nếu Ukraine chiếm được Kherson ở phía đông sông Dnieper, thì thông điệp ẩn của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden là họ nên dừng lại và đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn. Bởi vì nếu tiến xa hơn Kherson, phía Nga sẽ coi đây là mối đe dọa đối với Crimea. Lúc đó thì Tổng thống Putin có thể dùng đến vũ khí hạt nhân. Anh nhận định như thế nào về khía cạnh này?
———————-
Nội dung khai thác độc quyền thuộc kênh truyền hình ANTG, chia sẻ các nội dung tin tức, bản tin thế giới cập nhật 24h, được phát sóng trên kênh truyền hình ANTG…
———————-
Công ty Cổ phần Truyền thông và Ứng dụng công nghệ thông tin FBNC (FBNC Vietnam)
– Đăng ký kênh để theo dõi: http://popsww.com/FBNC
Kênh truyền thông FBNC:
– Website: https://anninhvaphapluat.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/kinhtetaichinhtvng
– Zalo: https://zalo.me/fbncvn
– Email: contact@fbnc.vn
—————
FBNC
ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH – CUỘC SỐNG THÔNG MINH
#fbnc #binhluanquocte