Thanh tra Chính phủ mới đây có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ, tỉnh Bình Dương.
Trước đó, cử tri các địa phương nêu trên kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong thời gian tới. Sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản, thu nhập, từ đó làm căn cứ thu hồi các tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán.
Có thể bạn quan tâm: » Thanh tra Chính phủ chọn 30 cán bộ của 7 bộ ngành để xác minh tài sản
Thanh tra Chính phủ cho biết, trong những năm qua cơ quan chức năng áp dụng nhiều biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng phạm tội tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng.
Cơ quan chức năng cũng khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho Nhà nước.
Về việc thu hồi tài sản tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đây là một trong những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng nói chung. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do số tiền tham nhũng rất lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm giá trị thấp.
Có thể bạn quan tâm: » Những vụ án cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực
Ngoài ra, thời gian giải quyết các vụ án, vụ việc dài, tài sản đã bị tẩu tán, che giấu hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng và vướng mắc về cơ chế, thể chế trong xử lý tài sản, làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án.
Về giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, cần tăng cường phối hợp, chủ động hơn trong công tác thu hồi tài sản, nhất là việc kê biên, phong toả, tạm giữ, vụ vụ cho việc tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản. Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự.
Có thể bạn quan tâm: » Thủ tướng: Đẩy nhanh xử lý, giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
Theo Thanh tra Chính phủ, việc tiếp tục quan tâm kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ cơ quan thi hành án dân sự có vai trò lớn trong việc nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Cùng với đó, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong việc chậm thi hành một số bản án có điều kiện thi hành…
Về đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Thanh tra Chính phủ cho biết, đơn vị đã trình đề án này lên Thủ tướng. Việc đề án được thông qua có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng nói chung và việc thu hồi tài sản tham nhũng nói riêng.
Xem thêm tại Youtube Hàng trăm nghìn tỉ tài sản tham nhũng: Tổng Thanh tra nêu giải pháp thu hồi
#thoisuthanhnien #tinnongthanhnien #phongsuthanhnien
Nhiều đại biểu Quốc hội liên tục chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong về giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng nhất là trong các đại án khi vẫn còn 40 – 50% số tiền lên tới hàng trăm, nghìn tỉ đồng chưa thể thu hồi.
Chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong sáng 5.11, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) nêu vừa qua công tác phòng, chống tham nhũng đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp, tham nhũng trên một số lĩnh vực còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.
“Đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới”, đại biểu hỏi.
Hồi đáp đại biểu, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh việc thu hồi tài sản tham nhũng là nhiệm vụ “khó khăn, vướng mắc, phức tạp” nên luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Tổng thanh tra Chính phủ, 9 tháng năm 2022, thanh tra đôn đốc 5.586 kết luận thanh tra, thu hồi được hơn 1.000 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 60% và gấp đôi so với năm 2021.
Về thi hành án thì đã thi hành xong hơn 1.800 vụ việc với hơn 15.000 tỉ đồng trên tổng số hơn 2.700 vụ với 43.000 tỉ đồng có điều kiện thi hành, tăng hơn 11.800 tỉ đồng và tăng 290% so với năm 2021.
Dù vậy, ông Phong thừa nhận “kết quả mặc dù cao xong tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp”.Về giải pháp, Tổng thanh tra Chính phủ nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng. Cùng với đó, tăng cường xử lý sau thanh tra, thi hành án về thu hồi tài sản tham nhũng.
“Đấy là một trong những vấn đề chuyển biến. Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị 04 thì các cơ quan chức năng đẩy mạnh, vì vậy số tiền thu hồi thanh tra của năm 2022 đã tăng gần gấp đôi và thi hành án thì tăng gần 3 lần”, ông Phong nhấn mạnh.
Tiếp tục nêu câu hỏi về vấn đề này, đại biểu Phạm Nam Tiến (đoàn Đắk Nông) nói hiện 40 – 50% số tài sản tham nhũng trong các vụ án diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo chưa được thu hồi.
Trả lời câu hỏi này, Tổng thanh tra Chính phủ tiếp tục nhắc lại thu hồi tham nhũng là việc khó khăn, phức tạp hiện nay và thực trạng chưa đạt được như yêu cầu. Ông Phong cũng nhắc lại các kết quả đã trả lời đại biểu trước, song thừa nhận tình trạng mà đại biểu Tiến nêu.
Về giải pháp, ông Phong nhắc lại tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 04 của Ban Bí thư về vấn đề này.
——–
Đăng kí theo dõi kênh để xem những tin tức mới nhất:
http://popsww.com/BaoThanhNien
Tin tức báo Thanh Niên – Đọc tin mới online – tin nhanh – tin 24h – thời sự
Kênh YouTube chính thức của Báo Thanh Niên. Đăng kí theo dõi kênh để xem những tin tức mới nhất:
http://popsww.com/BaoThanhNien
Website: http://thanhnien.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thanhnien
Youtube Channel: http://popsww.com/BaoThanhNien
268 – 270 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP HCM
ĐT: (+84.8) 39302302
Fax: (+84.8) 39309939
Email: tnmedia@thanhnien.vn