Anh Đặng Hồng Phúc (37 tuổi, ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), là chủ trang trại nuôi thỏ công nghiệp thuộc dạng quy mô “khủng” tại miền Tây. Trước khi bắt tay vào nghề nuôi thỏ, anh Phúc chăn nuôi gà, dê… nhưng kinh tế không khấm khá.

Cách đây hơn 7 năm, trong một dịp tình cờ nhìn thấy mô hình nuôi thỏ ở Đồng Nai, anh Phúc mê ngay loài vật có kích thước nhỏ, dễ thương này.
Có thể bạn quan tâm: » Nam sinh lớp 12 bị cuốn vào gầm xe container, tử vong trên đường đi học
Anh Phúc cũng tinh ý nhận ra, loài vật này ít dịch bệnh, ăn uống đơn giản nhưng phát triển khỏe, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh nên có thể giúp mình “phất” lên được.
Có thể bạn quan tâm: » Nuôi nghìn con ‘thú cưng’, người đàn ông miền Tây kiếm bộn tiền
Không nắm nhiều kỹ thuật, anh Phúc quyết tâm tìm hiểu, học hỏi, rồi khởi nghiệp với 12 con thỏ giống (10 cái, 2 đực). “Thỏ rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là rau sạch và thức ăn công nghiệp. Đến nay, trong trang trại của tôi có 1.500 con bố mẹ”, anh Phúc nói và cho biết, ngoài ra còn hàng nghìn con thỏ từ các trang trại đang liên kết với anh.


Đàn thỏ của anh Phúc chủ yếu là thỏ Pháp và New Zealand, đây là giống có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, vóc dáng lớn, sinh sản đều, thịt thơm ngon. “Thông thường thỏ nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản; mỗi năm thỏ đẻ 6-8 lứa, mỗi lứa chúng sinh 6-8 con. Còn thỏ thịt thì nuôi 4 – 4,5 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng hơn 2kg/con”, anh Phúc nói.
Khi thỏ sinh sản, anh Phúc để thỏ mẹ chăm sóc, cho đàn con bú. Đến khoảng 25 ngày, thỏ con mở mắt, cứng cáp thì anh mới tách ra khỏi thỏ mẹ để nuôi riêng. Anh Phúc nói thêm, muốn nuôi thỏ công nghiệp thành công phải chú ý đến việc xây dựng chuồng trại tách biệt, thoáng mát, đảm bảm vệ sinh; con giống phải đảm bảo chất lượng tốt như dòng thỏ Pháp, New Zealand…; phải đảm kỹ thuật chăn nuôi, tiêm ngừa bệnh tật và đặc biệt phải có thị trường tiêu thụ.


Hiện nay, thịt thỏ trên thị trường rất được ưa chuộng, nên giá cả bình ổn. “Thỏ giống có giá 100.000 đồng/kg (thỏ đạt trọng lượng từ 2kg -2,5kg). Còn thỏ thịt có giá hơn 60.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Thị trường tiêu thụ thỏ của trang trại tôi là ở TP. HCM, Vũng Tàu”, anh Phúc nói và cho biết, trung bình mỗi tháng anh cung ứng ra thị trường khoảng 3.000 con thỏ thịt.
Có thể bạn quan tâm: » Nuôi nghìn con ‘thú cưng’, người đàn ông miền Tây kiếm bộn tiền
Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, anh Phúc còn tư vấn, hướng dẫn các hộ dân tại địa phương và các tỉnh lân cận khi có nhu cầu mua con giống, thiết bị làm chuồng, hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình nuôi. Ngoài ra, anh còn bao tiêu sản phẩm đầu ra cho mọi người và cung cấp nguồn thức ăn cho thỏ với giá cả hợp lý.

Hiện nay, trừ hết chi phí, mỗi năm anh Phúc có thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ trang trại thỏ.

Xem thêm tại Youtube [Tập 1] Người phụ nữ 20 năm sống cùng hàng trăm con mèo hoang
Người phụ nữ hy sinh 20 năm tuổi xuân để cưu mang hàng trăm chú mèo hoang ở Sài Gòn
Đã gần 20 năm nay, bất kể ngày thường hay ngày lễ, bà Chi (52 tuổi, sinh sống ở TP. HCM) vẫn đều đặn ra đường vào lúc 1h khuya để cho lũ mèo hoang ăn và trở về nhà khi trời đã sáng. Mất cả đêm rong ruổi ngoài đường, nhưng vừa về đến nhà bà lại tất bật dọn vệ sinh và chuẩn bị thức ăn cho đàn con nhỏ đang đói meo ở nhà.
“Đàn con nhỏ” của bà Chi tính đến nay cũng lên đến con số 200 con. Không dám khẳng định nhưng tôi tin rằng ở Sài Gòn chẳng có ai nuôi mèo nhiều như bà Chi. 20 năm trước từ một vài chú mèo nuôi ở nhà, bà Chi bắt đầu nhận nuôi những chú mèo bị bỏ rơi, những chú mèo hoang bị bệnh, dần dần số lượng ngày một tăng lên. Mèo trong nhà đông đến nỗi chồng và các con của bà không thể nào chịu nổi.
Dù đàn mèo ở nhà đã được bà Chi triệt sản để không sinh sản thêm, nhưng số lượng vẫn không ngừng tăng lên. Chủ nhà trọ thường khó chịu khi biết được bà Chi nuôi mèo với số lượng nhiều như vậy. Thế là cứ vài tháng “bà mèo” và đàn con lại phải chuyển nhà một lần.
May mắn bà Chi có những người bạn hiểu và thông cảm họ vẫn thường giúp bà mỗi khi chuyển nhà trọ hay chăm lo cho lũ mèo khi cần thiết. Nhiều mạnh thường quân cũng biết đến công việc ý nghĩa của bà Chi nên thường xuyên ủng hộ vật chất để bà chăm sóc đàn mèo.
Gần 20 năm nay bà Chi chấp nhận bị người đời, có khi là người thân gọi khiếm nhã là: bà điên. Bởi họ chẳng thể hiểu được vì sao bà có thể hi sinh cả tuổi thanh xuân chỉ để chăm lo cho những con mèo sống ở góc đường xó chợ.
1h sáng, khi lũ mèo trong nhà đã chìm vào giấc ngủ, bà Chi lúi cúi treo mớ thức ăn lên chiếc xe máy rồi cẩn thận khoá cửa nhà để bắt đầu hành trình trong đêm của mình. Gần 100 chú mèo hoang ở các khu chợ, công viên và những con hẻm nhỏ ở Sài Gòn đang đợi tiếng xe máy thân quen của bà.
6h sáng, những tia nắng đầu ngày chạm lên đôi mắt ánh lên những niềm vui trong trẻo, bà Chi tỉ mẩn đổ thức ăn lên một tấm giấy rồi đặt ở một góc cho lũ mèo ăn sáng. Một người phụ nữ lớn tuổi đi thể dục sáng ngang qua thấy vậy liền cười mỉa mai:
– Mèo hoang ở ngoài đường ngoài xá hơi đâu mà cho ăn. Bà này điên quá!
Bà Chi chẳng bận tâm, trên xe vẫn còn thức ăn, bà vẫn còn nhiều việc phải làm và còn nhiều chú mèo đang đợi.
Vì số lượng mèo ở nhà khá nhiều, bà Chi hầu như không còn nhiều thời gian để chăm sóc cho chúng dẫn đến tình trạng nhiều chú mèo bị bệnh. Bên cạnh đó, số lượng mèo quá nhiều nhốt trong không gian nhỏ sẽ dễ dẫn đến việc lây lan bệnh.
Vì vậy bà Chi chỉ mong thời gian tới mọi người không gửi thêm mèo và nếu ai yêu mèo có nhu cầu nhận nuôi, bà sẽ rất vui lòng được chia sẻ tình yêu đó.