Tin Tức Cuộc Sống 24/7Tin Tức Cuộc Sống 24/7

    Subscribe to Updates

    Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

    What's Hot

    Một trường đại học ở TP.HCM tạo điều kiện cho sinh viên về Tết sớm

    February 6, 2023

    Sinh viên 10 trường kinh tế có thể sang học trao đổi ở trường bạn

    February 6, 2023

    Trường đại học tư thục nhận Huân chương Lao động hạng Ba

    February 6, 2023
    Facebook Twitter Instagram
    Facebook Twitter Instagram
    Tin Tức Cuộc Sống 24/7Tin Tức Cuộc Sống 24/7
    Subscribe
    • Home
    • Thời sự
    • Chính trị
    • Thể thao
    • Kinh Doanh
    • Giáo dục
    • World Cup
    • Pháp luật
    • Thế giới
    • Bất động sản
    • Sức khỏe
    Tin Tức Cuộc Sống 24/7Tin Tức Cuộc Sống 24/7
    Home»Sức khỏe»Mối nguy hiểm của chứng bệnh khiến 18 trẻ tiểu học đột nhiên khóc thét, kích động
    Sức khỏe

    Mối nguy hiểm của chứng bệnh khiến 18 trẻ tiểu học đột nhiên khóc thét, kích động

    Hồng ĐăngBy Hồng ĐăngJanuary 20, 2023Updated:January 20, 2023No Comments9 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Contents

    1. Bác sĩ cảnh báo mối nguy khi lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ
    2. Nguy cơ suy giảm nhận thức vì sai lầm thường gặp sau khi ăn
    3. Bác sĩ nhi nói gì về chuyện trẻ bú mẹ đến 9 tuổi?
    4. Xem thêm tại Youtube 10 Dấu hiệu BỆNH TÂM LÝ bạn cần chú ý
    Rate this post

    Vừa qua 18 học sinh tiểu học ở Cao Bằng đột nhiên ngất xỉu, khóc thét và kích động. Cụ thể, tại điểm một điểm trường ở huyện Bảo Lạc, Cao Bằng, nhiều học sinh biểu hiện lạ như bỗng nhiên ngất, khóc thét, co cứng chân tay, sợ hãi, kích động, đánh người… 

    Có thể bạn quan tâm: » BHYT chi trả khoảng 3.750 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên

    Thời gian xuất hiện triệu chứng khoảng 3-5 phút sau đó tăng dần lên 10-30 phút. Sau khi các biểu hiện này biến mất, các em ngủ lịm khoảng 10-20 phút và tỉnh lại, giao tiếp bình thường. 18 em (2 nam, 16 nữ) chỉ có biểu hiện khác lạ khi ở nơi đông người, tại trường học. 

    Các triệu chứng có tính chất lây lan, khởi phát bắt đầu từ một học sinh sau đó lan truyền sang các em khác. Sáng 29/11, trao đổi với VietNamNet, đại diện Sở Y tế Cao Bằng thông tin, 18 trẻ trên mắc chứng rối loạn phân ly tập thể.

    Bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc chứng rối loạn phân ly ở Cao Bằng. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

    Đây không phải lần đầu tiên diễn ra tình trạng này. Vào tháng 12/2017, ở một điểm trường tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 9 học sinh cũng có biểu hiện tương tự.

    Các em bỗng dưng ngất một vài phút rồi tỉnh, có em đang ngồi bỗng dưng rùng mình, sau đó nhảy nhót, nói linh tinh, có biểu hiện hung hăng và chạy thẳng ra ngoài lớp khi đang trong học. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định, trẻ mắc chứng rối loạn phân ly tập thể. 

    Theo Ths.BS Nguyễn Mai Hương – Phó trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, rối loạn phân ly là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp với tỷ lệ 0,3 – 0,5% dân số. 

    Rối loạn này gặp nhiều hơn ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ. Bệnh thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý, các vấn đề khó khăn, gây những cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề…

    Rối loạn phân ly tập thể là khi xảy ra đồng loạt các trường hợp rối loạn phân ly trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông. Khi một người trong nhóm có biểu hiện của rối loạn phân ly, những người còn lại có xu hướng “bị lan truyền”. 

    Sự lan truyền triệu chứng xảy ra trong nhóm người có mối quan hệ nào đó về môi trường hoặc sang chấn, tạo ra hàng loạt ca bệnh. Cũng theo Ths.BS Nguyễn Mai Hương, các triệu chứng của rối loạn phân ly rất đa dạng, xuất hiện và kết thúc đều đột ngột thành từng cơn. 

    Rối loạn phân ly có khuynh hướng thuyên giảm sau vài tuần, vài tháng nhưng có thể tái phát trong trường hợp vẫn còn các sự kiện gây sang chấn. Đặc điểm của triệu chứng phân ly là tính “chịu ám thị”. 

    Có nghĩa là khi có một tác nhân khác gây kích thích mạnh vào niềm tin hoặc đánh lạc hướng chú ý của người bệnh, các biểu hiện phân ly có thể giảm hoặc mất đi ngay. Ví dụ, tiêm nước cất có thể làm mất cơn co giật.

    Trong trường hợp phân ly tập thể, các triệu chứng thường gặp là ngất, rối loạn vận động, co giật, cơn kích động cảm xúc.

    Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ những tổn thương não bộ gây ra rối loạn phân ly và rối loạn phân ly tập thể. Các biểu hiện của bệnh thường phát sinh trong khoảng thời gian ngắn sau các sự kiện gây sang chấn, những vấn đề không giải quyết được gây căng thẳng. 

    Đôi khi, các sang chấn nhỏ nhưng xảy ra thường xuyên cũng có thể là yếu tố thuận lợi cho phân ly, ví dụ như áp lực học tập, mối quan hệ bạn bè không tốt… 

    Trong những trường hợp như vây, rối loạn phân ly xuất hiện như một cơ chế tự phòng vệ để bảo vệ cho những cá nhân, nhằm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như lo âu, bất lực, đồng thời tạo ra những lợi ích thứ phát như được quan tâm, được chăm sóc

    Rối loạn phân ly chủ yếu được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, kết hợp với nâng cao thể trạng và bồi dưỡng nhân cách, thiết lập môi trường phù hợp. Quá trình điều trị thường cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì của cán bộ y tế, gia đình và người bệnh.

    Với cá nhân:

    – Tránh thái độ coi đây là bệnh giả vờ, hoặc ngược lại thái độ trầm trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề. Nếu theo dõi quá chặt chẽ, quá quan tâm, lo lắng, các triệu chứng bệnh có thể nặng lên.

    – Dùng những liệu pháp ám thị để làm giảm và mất triệu chứng.

    – Hướng dẫn những bài tập thư giãn, các kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề để nâng đỡ nhân cách người bệnh.

    – Có thể dùng một số loại thuốc, thực phẩm nhằm nâng cao thể trạng. Trong trường hợp có lo âu cần dùng những loại thuốc giải lo âu.

    – Giải thích hợp lý với gia đình, động viên gia đình tham gia tích cực trong quá trình trị liệu.

    Với tập thể:

    – Nhanh chóng tách riêng các em bị bệnh, tránh sự lan truyền

    – Trấn an các trẻ khác trong tập thể

    Có thể bạn quan tâm: » Khuẩn Salmonella, kẻ ‘tình nghi’ khiến hàng trăm học sinh nhập viện, nguy hiểm ra sao?

    – Cải thiện môi trường học tập, giảm áp lực

    – Tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo không khí sôi nổi, tích cực

    – Có các hoạt động tham vấn tâm lý học đường. Phát hiện sớm những cá nhân có sang chấn tâm lý nhằm hỗ trợ, trị liệu kịp thời.

    Ths.BS Nguyễn Mai Hương cũng đưa ra cách phòng bệnh. Theo đó, cần rèn luyện tính cách trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn.

    Có thể bạn quan tâm: » ‘Thành tựu của tôi sau 2 tháng độc thoại với nữ sinh trầm cảm’

    Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: ca, múa, nhạc, đi dã ngoại, tập thể dục, chơi các môn thể thao và lao động tập thể… Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, giảm sức ép từ việc học tập cho trẻ.

    Bác sĩ cảnh báo mối nguy khi lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ

    Bác sĩ cảnh báo mối nguy khi lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ

    Nhiều phụ huynh thấy con bị tiêu chảy đã tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ sử dụng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, hành động này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
    Nguy cơ suy giảm nhận thức vì sai lầm thường gặp sau khi ăn

    Nguy cơ suy giảm nhận thức vì sai lầm thường gặp sau khi ăn

    Trước khi gây thiếu máu, tình trạng thiếu sắt kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, thần kinh, giảm hoạt động thể chất và đặc biệt là suy giảm nhận thức.
    Bác sĩ nhi nói gì về chuyện trẻ bú mẹ đến 9 tuổi?

    Bác sĩ nhi nói gì về chuyện trẻ bú mẹ đến 9 tuổi?

    Nhắc lại câu chuyện một người mẹ cho con gái bú đến tận 9 tuổi, bác sĩ cho rằng việc này không phù hơp với tâm lý, sự phát triển của trẻ.

    Xem thêm tại Youtube 10 Dấu hiệu BỆNH TÂM LÝ bạn cần chú ý

    Bệnh tâm lý, hay còn gọi là rối loạn tâm lý, bao gồm rất nhiều vấn đề tâm lý có ảnh hưởng tới tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của bạn trong thời gian dài.
    Trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và chứng nghiện là những ví dụ của bệnh tâm lý có ảnh hưởng lên bạn.
    Bạn có thắc mắc tại sao tinh thần của mình đi xuống? Bạn có nhớ lần gần nhất bạn thấy buồn, lo lắng hoặc sợ hãi mất hết năng lượng.

    Miễn trừ: KHÔNG dùng thông tin trong video để tự kết luận chẩn đoán. Dùng những dấu hiệu được mô tả trong video như chỉ dẫn để bạn kể triệu chứng cho bác sĩ tâm lý

    *Tai lieu Tham khao:
    American Academy of Pediatrics. (2020). “Mood Disorders and ADHD.” Healthy Children.org. Retrieved from : https://www.healthychildren.org/Engli…​

    American Psychiatric Association. (2020). “What Is Depression?” American Psychiatric Association. Retrieved from https://www.psychiatry.org/patients-f…
    ​

    Australian Government Department of Health. (2007). “What is Mental Illness?” Australian Government Department of Health. Retrieved from
    https://www1.health.gov.au/internet/p..
    .​

    Brådvik L. (2018). Suicide Risk and Mental Disorders. International journal of environmental research and public health, 15(9), 2028. https://doi.org/10.3390/ijerph15092028​

    Harvard Medical School. (2020). “Sleep and Mental Health.” Harvard Health Publishing. Retrieved from https://www.health.harvard.edu/newsle…​

    Healthline. (2020). “Do I Have Anger Issues? How to Identify and Treat an Angry Outlook.” Healthline. Retrieved from https://www.healthline.com/health/ang…​

    Kumari, R., Chaudhury, S., & Kumar, S. (2013). Dimensions of hallucinations and delusions in affective and nonaffective illnesses. ISRN psychiatry, 2013, 616304. https://doi.org/10.1155/2013/616304​

    Mental Health America. (2020). “Mental Illness and the Family: Recognizing Warning Signs and How to Cope.” Mental Health America. Retrieved from https://www.mhanational.org/recognizi…
    ​

    Mental Health Foundation. (2020). “The Truth about Self-Harm.” Mental Health Foundation. Retrieved from https://www.mentalhealth.org.uk/publi…​
    MentalHelp.net. (2015). “Recognizing Anger Signs.” MentalHelp.net. Retrieved from https://www.mentalhelp.net/anger/reco…

    ​

    MentalHealth.gov. (2019). “Mental Health and Substance Abuse Disorders.” MentalHealth.gov. Retrieved from https://www.mentalhealth.gov/what-to-.

    ..​

    National Alliance for the Mentally Ill. (2020). “Bipolar Disorder.” National Alliance on Mental Illness. Retrieved from https://www.nami.org/learn-more/menta…​

    National Institute of Mental Health . (2020). “Generalized Anxiety Disorder.” National Institute of Mental Health. Retrieved from https://www.nimh.nih.gov/health/publi…​

    National Alliance for the Mentally Ill. (2020). “Psychosis.” National Alliance on Mental Illness. Retrieved from https://www.nami.org/earlypsychosis​

    National Alliance for the Mentally Ill. (2020). “10 Signs of Mental Illness” National Alliance on Mental Illness. Retrieved from https://www.nami.org/learn-more/know-…​

    National Institute of Mental Health . (2020). “Depression in Women: 5 Things You Should Know.” National Institute of Mental Health. Retrieved from https://www.nimh.nih.gov/health/publi…​

    Raymond H. Starr, Howard Dubowitz, Chapter 41 – SOCIAL WITHDRAWAL AND ISOLATION, Editor(s): William B. Carey, Allen C. Crocker, William L. Coleman, Ellen Roy Elias, Heidi M. Feldman,

    Developmental-Behavioral Pediatrics (Fourth Edition), W.B. Saunders,
    2009, Pages 397-406, ISBN 9781416033707, https://doi.org/10.1016/B978-1-4160-3…​. (http://www.sciencedirect.com/science/…​)

    Trampe, D., Quoidbach, J., & Taquet, M. (2015). Emotions in Everyday Life. PloS one, 10(12), e0145450. https://doi.org/10.1371/journal.pone….

    Bản quyền nội dung: Psych2Go ( https://psych2go.net/​)
    Phụ trách kênh Việt Nam: Cẩm Giang
    Email: psych2go.vn@gmail.com
    #benh #tamly #roiloan

    Bệnh viện Nhi Trung ương học sinh rối loạn phân ly
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Hồng Đăng
    • Website

    Related Posts

    Thầy giáo ngày bé học dốt, nay thích dạy học trò bị cho là dốt

    February 4, 2023

    Học sinh dốt là có, nhưng ‘dốt đến đâu học lâu cũng biết’

    February 4, 2023

    Trẻ khó ‘cất chữ vào đầu’ hãy dạy kiểu ‘cỏ hoang chết đi, đường dần lộ ra’

    February 4, 2023

    Leave A Reply Cancel Reply

    You must be logged in to post a comment.

    Our Picks

    Một trường đại học ở TP.HCM tạo điều kiện cho sinh viên về Tết sớm

    February 6, 2023

    Sinh viên 10 trường kinh tế có thể sang học trao đổi ở trường bạn

    February 6, 2023

    Trường đại học tư thục nhận Huân chương Lao động hạng Ba

    February 6, 2023

    Giảng viên xúc phạm sinh viên có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

    February 6, 2023
    Stay In Touch
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Vimeo
    Don't Miss

    Một trường đại học ở TP.HCM tạo điều kiện cho sinh viên về Tết sớm

    Giáo dục February 6, 2023

    Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa ra thông báo giảng viên, sinh viên các hệ,…

    Sinh viên 10 trường kinh tế có thể sang học trao đổi ở trường bạn

    February 6, 2023

    Trường đại học tư thục nhận Huân chương Lao động hạng Ba

    February 6, 2023

    Giảng viên xúc phạm sinh viên có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

    February 6, 2023

    Subscribe to Updates

    Get the latest creative news from SmartMag about art & design.

    Về Chúng Tôi

    Chia sẻ tin tức, thông tin đời sống , nhanh cập nhật liên tục

    Our Picks

    Một trường đại học ở TP.HCM tạo điều kiện cho sinh viên về Tết sớm

    February 6, 2023

    Sinh viên 10 trường kinh tế có thể sang học trao đổi ở trường bạn

    February 6, 2023

    Trường đại học tư thục nhận Huân chương Lao động hạng Ba

    February 6, 2023
    Lịch
    February 2023
    M T W T F S S
     12345
    6789101112
    13141516171819
    20212223242526
    2728  
    « Jan    
    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    • Home
    © 2023 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.