Theo bác sĩ CKII. Mai Hải Lý, Tổ trưởng tổ khám sản, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), hiện nay, nhiều phương pháp tránh thai được sử dụng như tránh thai tự nhiên, các biện pháp chắn (bao cao su, màng ngăn âm đạo), thuốc viên ngừa thai, thuốc tiêm, que cấy, dụng cụ tử cung, triệt sản.
Có thể bạn quan tâm: » Ảnh hưởng phổ biến khi sử dụng que tránh thai
Trong đó, biện pháp que cấy có hiệu quả ngừa thai trên 99%, tác dụng trong 3 năm. Khi muốn có con trở lại, người phụ nữ chỉ cần tháo bỏ que cấy. Do một số tác dụng không mong muốn và tư vấn chưa đầy đủ, nhiều phụ nữ vẫn e ngại khi lựa chọn phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm: » Bé trai chào đời với chiếc đầu vẹo do khối bướu khổng lồ
Chuyên gia này dẫn chứng một người phụ nữ đã đến viện khẩn thiết nhờ bác sĩ lấy que cấy tránh thai ra sau 6 tháng. Lý do là suốt nửa năm qua chị không có kinh nguyệt. Thay vì sự thoải mái, chị cảm thấy mình không phải phụ nữ mà giống một người đàn ông. “Mẹ của bệnh nhân cũng cho rằng vô kinh là tình trạng bất thường nên nhất quyết muốn tháo que trước thời hạn”, bác sĩ Lý nói.

Chuyên gia này cho biết thêm, tình trạng vô kinh sau cấy que xảy ra do cơ chế tác dụng của thuốc ngừa thai, khác với mãn kinh ở phụ nữ lớn tuổi không còn nội tiết tố. Khi ngưng sử dụng que cấy, nội tiết của phụ nữ sẽ phục hồi ngay và có kinh nguyệt như bình thường.
Bác sĩ Lý chia sẻ hiện nay, vẫn còn nhiều chị em có quan niệm máu kinh là máu xấu, kinh nguyệt hằng tháng giúp tống lượng máu xấu và độc chất ra ngoài nên tốt cho cơ thể.
“Quan niệm này không đúng. Bản chất của máu kinh là đi ra từ mạch máu, lẫn với niêm mạc tử cung, chất nhầy, vi khuẩn. Nếu không chảy ra ngoài theo chu kỳ kinh nguyệt, máu này vẫn ở trong lòng mạch để đi nuôi cơ thể. Khi đó, phụ nữ giảm được nguy cơ thiếu máu thiếu sắt thường xảy ra khi đến ngày đèn đỏ”, bác sĩ Mai Hải Lý nói.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vào năm 2018, tỷ lệ vô kinh lên đến 59% sau cấy que 3 tháng và gần 69% sau 6 tháng cấy que. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ bị vô kinh sau cấy que cảm thấy hài lòng vì vừa giảm máu kinh, giảm thiếu máu thiếu sắt, không tốn tiền băng vệ sinh, sinh hoạt thoải mái…
Có thể bạn quan tâm: » Bé trai chào đời với chiếc đầu vẹo do khối bướu khổng lồ
Ngoài vô kinh, những tác dụng không mong muốn của que cấy tránh thai thường gặp là rong huyết, ra huyết thấm giọt, nhức đầu, nổi mụn, căng ngực,… Biện pháp này cũng không phù hợp với người đang mang thai, bị ung thư vú, tiền sử thuyên tắc mạch… Như vậy, chuyên gia này cho rằng phụ nữ cần được tư vấn kỹ lưỡng khi lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.
“Có trường hợp mới vài tháng đã lên viện xin gỡ que trước thời hạn vì bị rong huyết kéo dài. Tôi hỏi kỹ mới biết người này chưa được tư vấn đầy đủ trước khi cấy que nên khá lo lắng. Tôi đề nghị bệnh nhân chấp nhận điều trị rong huyết trước và có hiệu quả. Do đó, bệnh nhân quyết định duy trì que cấy đủ 3 năm thay vì vội vàng lấy ra như lúc đầu”, bác sĩ chia sẻ.

Can thiệp bào thai thành công, cứu sống hàng trăm em bé ngay từ trong bụng mẹ

Mẹ chủ quan khi mang thai, trẻ xuất hiện khe hở sọ mặt rất nguy hiểm
Xem thêm tại Youtube Cấy que tránh thai có an toàn? BS Vũ Thị Hồng Chính, BV Vinmec Times City (Hà Nội)
#thuoctranhthai #nguathai #tranhthai
Ngoài việc lựa chọn các biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc, uống thuốc thì cấy que tránh thai cũng đang là một biện pháp ngừa thai hiệu quả được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao. Với sự tiện lợi và tính hiệu quả cao, que tránh thai là biện pháp được nhiều chị em ưu ái lựa chọn.
Cấy hay đặt que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện lợi, an toàn, tiết kiệm… Tránh thai que cấy có dạng nhỏ như que diêm, có chứa hormone progesterone được cấy dưới cánh tay người phụ nữ và có tác dụng tránh thai từ 3 – 5 năm. Trong thời gian này que tránh thai sẽ phóng thích nội tiết tố progestin vào cơ thể giúp ngừa thai. Nếu muốn hồi phục lại khả năng sinh sản, chị em chỉ cần đến bệnh viện thực hiện thủ thuật tháo que tránh thai là được.
Que cấy tránh thai được bác sĩ cấy vào vùng da dưới cánh tay không thuận của người phụ nữ, đưa chất nội tiết tố này phóng thích vào cơ thể hàng ngày nên người sử dụng không cần sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác trong thời gian que tránh thai còn hiệu lực. Đây cũng là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao nhất hiện nay.
Phương pháp này có tác dụng tránh thai rất nhanh, chỉ sau khi gắn que tránh thai (trong vòng 24 giờ) nếu tuân thủ đúng thời gian cấy là 5 ngày đầu chu kỳ kinh. Tuy nhiên, que cấy tránh thai không giúp phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tránh thai que cấy được áp dụng đối với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ muốn dùng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao trong nhiều năm (từ 3-5 năm) và có dễ dàng hồi phục khả năng sinh sản sau khi dừng biện pháp. Thời điểm phù hợp nhất để đặt que tránh thai là vào 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, 3 tháng đầu sau khi nạo hút thai hoặc sảy thai. Đối với phụ nữ sau sinh thì phải đợi ít nhất 3-4 tuần sau sinh thì mới nên gắn que tránh thai.
Cấy que tránh thai dưới da là biện pháp tránh thai an toàn, không nguy hiểm. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp tránh thai nào cũng có những ưu và nhược điểm khó tránh khỏi và cấy que tránh thai cũng không ngoại lệ. Phương pháp này cũng có thể mang lại một số tác dụng phụ như: Buồn nôn hoặc nôn nhẹ trong vài tuần đầu sau khi cấy, hơi nhức đầu nhẹ, cương và đau nhức vùng ngực, nổi mụn, tăng cân, thay đổi kinh nguyệt dưới nhiều dạng…Tất cả những điểm không thuận lợi trên sẽ tự giảm dần hoặc biến mất sau 1,2 tháng kể từ khi cấy.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp hiếm que tránh thai cấy có thể dịch chuyển (thường dưới 2cm), chính vì thế, nếu bạn không sờ thấy que cấy hoặc thấy que cấy có dấu hiệu bị cong, vùng cấy bị sưng tấy hoặc biểu hiện lạ thì nên báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup